Review khoá học “Hoạch định sự nghiệp qua Game và Tài chính Cá nhân”

Thông tin cơ bản

https://www.facebook.com/events/198508448075117

http://heodat.weebly.com/

https://www.facebook.com/heodat.mama

098 418 41 66

heodat.mama@gmail.com

Nội dung khoá học

Sự kết hợp giữa khai vấn nghề nghiệp thông qua các trò chơi và kiến thức tài chính cá nhân sẽ giúp bạn hiểu về cách mình ra quyết định nghề nghiệp, hiểu về những thế mạnh của bản thân từ đó giúp hoạch định sự nghiệp, hoạch định tài chính khi đi làm, hiểu về các phúc lợi để đàm phán được hiệu quả.

Giảng viên

Nhật và chị Khanh.

Mình không rõ hai bạn này đến từ phương nào. Đa phần người học sẽ muốn biết rõ điều này còn mình đi học liều mạng quen rồi nên chỉ cần biết tên để xưng hô thôi. Người ta giỏi hay không gặp rồi sẽ biết. Thích rồi sẽ từ từ tìm hiểu.

Điều đáng nhớ

Dưới đây là những điểm mà bộ não của mình nảy ra khi nghe giảng viên nói thôi. Hiểu gì thì hiểu hen.

“Risk” là chưa sẵn sàng, chưa có gì trong tay nhưng vẫn làm.

Tư duy hệ thống giúp mình nhìn bao quát, không sa đà vào chi tiết. Nếu làm được chuyện ấy, mình có thể tiếp tục ứng dụng một số logic hành nghề ở ngành cũ sang ngành mới. Cốt yếu là mình có khái quát hoá được vấn đề hay không.

Một trong những cách để giỏi một điều gì đó là hãy đi dạy về nó. Cái này phải là dân đi dạy mới “thấm”, ai hiểu thì hiểu hen.

“Tài chính cá nhân” thì hãy giải quyết “cá nhân” trước khi lao vào “tài chính”. Ước gì nghe câu này sớm hơn.

Thà ác dọc đường, ác một cách nhẩn nha cho bà con biết, còn hơn là đợi tới phút cuối mới ác.

Từ bạn đồng học

Làm mà không học được gì hết thì em không làm.

Nếu mình phải “chết” trong ngành này thì mình sẽ “sống” với nó thế nào, từ hôm nay?

Anh học và làm về môi trường nên anh nhìn đâu cũng thấy rác!

Hồi đó mình không chấp nhận là mình cũng có thể mắc lỗi nên khi có chuyện thì hay “đè” mọi người – “Đừng có lỗi gì ở đây!”. Khi đã chấp nhận là mình cũng có thể bị lỗi thì mới có thể thật sự cùng đồng đội đi tiếp và giải quyết nó một cách con người hơn.

Chân bước đến đích mà mắt cứ tham hoa trên đường.

Chữ hay

Mình thích những lúc dịch nội dung board game sang tiếng Việt. Ta được chứng kiến sự khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Người.

“Nếu bạn có một quyết định sai lầm…”“Nếu bạn lỡ làm bậy…”
Hứa lèoHứa liều

Tâm đắc

Học bằng cách chơi board game thật là hay ho. Vừa thoải mái vừa có chút kịch tính. Một cách tiếp cận rất sáng tạo với chủ đề tài chính.

Hai giảng viên song kiếm hợp bích không phải là mới nhưng mỗi người một thế mạnh, tung hứng cho nhau để trả lời cặn kẽ thắc mắc của học viên thì thiệt là dễ thương.

Rất ấn tượng những câu hỏi đào sâu, xiên, xéo, lộn ngược, tuỳ chọn… với một sự hiểu biết và bao dung của hai giảng viên. Câu hỏi trong board game thì đơn giản nhưng điều làm cho câu trả lời của học viên chất lượng chính là những chiều kích đơn giản như thế. Mình viết vội tại lớp câu này để neo tinh thần này lại. Mong là ứng dụng được khi mình đứng lớp.

Mình nhìn thấy điều mình vẫn hay nói ra rả, nay bằng một lăng kính khác.

CHO và NHẬN là cách nói khác của THU và CHI.

Nhật.

Mô hình ACC cho những lúc có “sự cố”. 3 chữ này không diễn ra theo trình tự mà có thể dồn dập liên tục, lặp đi lặp lại hoặc cùng lúc.

A – Awareness (What). Điều gì đã và đang xảy ra?

C – Clarity (Why). Lý do đằng sau.

C – Choices. Các phương án cần làm bây giờ để khắc phục.

Nhật.

Không mất gì, chỉ mất mặt. Ý là làm đi á, bớt ngại.

Chị Khanh.

Khi thấy “đến tuổi” để làm một điều gì đó thì cũng có nghĩa là “quá tuổi” rồi.

Chị Khanh.

Assets + Skills => Wealths

Có tài sản thì cần có năng lực sử dụng thì mới duy trì và triển nở cái sự giàu của mình.

Nhật.

Đánh giá

Nội dung

Rating: 5 out of 5.

Không gian

Rating: 4.5 out of 5.

Giảng viên

Tài liệu

Bạn học

Rating: 5 out of 5.

Rating: 5 out of 5.

Ai lại chơi chấm sao bạn học?!

Chung cuộc: ĐI HỌC ĐI!


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

Create a website or blog at WordPress.com

%d bloggers like this: